Văn hoá còn thì dân tộc còn, và ngược lại, văn hoá mất thì dân tộc mất P1

Văn hoá còn thì dân tộc còn, và ngược lại, văn hoá mất thì dân tộc mất. ( Phần 1 )
Cách đây không lâu, tôi đã từng chứng kiến tận mắt khi đến nhà chị bạn chơi, tôi gặp con trai của chị và nụ cười thì luôn thường trực trên đôi môi của tôi, tôi đã chào cháu một cách rất thân thiết, đáp lại cháu bé nhìn tôi như gặp phải một giống loài khác, hoàn toàn không đến từ mảnh đất Việt Nam này. Tôi chột dạ quay sang nhìn chị, chị mới lôi ra khoe, đại ý rằng chị bảo là con chị từ bé đến giờ chỉ học mỗi tiếng Anh, hoàn toàn chỉ có thể xã giao được vài câu tiếng Việt đơn thuần thôi chú ạ. Vì môi trường học của cháu hỗi ôi, toàn dạy tiếng Ăng Lê là chính và lịch sử Việt Nam đối với cháu, thật cay đắng, chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
Tôi đã phản ứng rất kịch liệt, thậm chí tỏ một thái độ ra mặt, chị dạy cháu như này là sai mất rồi, đồng ý là chị có điều kiện, cháu được học, đào tạo, tiếp xúc với những môi trường đào tạo tốt hơn, nhưng để mất ngôn ngữ mẹ đẻ sẽ là thảm hoạ đó chị? Ngôn ngữ chính là Văn Hoá, mất Văn Hoá là mất hết thôi chị. Chị cười xuề xoà, úi giời ôi, em cứ lo xa. Mình đành liếc sang nhìn cháu bé. Rồi hỏi cháu là cháu có biết gì về ngày Tết không? Cháu lắc đầu bảo NO! Mình đưa cái nhìn đầy sự thắc mắc rồi mình bảo : “ chị giận e cũng sẽ nói, chị cho cháu học như này là hỏng, khéo mai sau cháu nó lớn lên, ngày Tết nó lại mua KFC thay cho con gà cúng, mua ít coca tươi thay cho rượu đào, rồi mua Pizza thay cho bánh chưng để thắp hương các cụ là bỏ mẹ chị ạ “. Lúc tiễn mình ra về, chị bảo chú cứ lo quá? Mình bảo là thế hệ chị với em thì suy nghĩ như này thôi, nhưng thế hệ các cháu nó suy nghĩ như nào, rồi đến thệ hế con cháu chắt chiu? Thì có lẽ chúng ta không biết được. Mình vẫn cố nói với lại rằng chị xem lại cách dạy cháu nhé.
Và sau câu chuyện này, tôi đã phải mất một ngày để suy nghĩ, cái suy nghĩ này của tôi là thật sự rất lo lắng. Nếu ai cũng dạy con, cho con đi học như chị, thì có khi dân tộc này chỉ mất khoảng 5 thế hệ nữa thôi, rất có thể sẽ hứng chịu thảm cảnh như Ukraina, chỉ mất 20 năm thôi, cả dân tộc này thành me Tây hết và phất cao ngọn cờ chống Nga.
Để nói về Văn Hoá mang yếu tố sống còn quan trọng như thế nào? Thì phải nói đến dân tộc Do Thái. Người Do Thái trong quá khứ xa xưa cũng từng là một quốc gia, có tôn giáo riêng, thế nhưng rồi khi bị các quốc gia hùng mạnh khác xâm lược, họ đã phải rời bỏ quê hương và lưu lạc khắp nơi trên thế giới, họ phải từ bỏ quốc tịch, bị ép phải cải đạo, bị xua đuổi, bị đồng hoá, thậm chí còn bị diệt chủng như thời Hitle.
Nhưng rồi trải qua hàng ngàn năm tìm sự sinh tồn giữa quốc gia khác, dân tộc khác và tôn giáo khác thậm chí là kết hôn, sinh con đẻ cái với những con người thuộc dân tộc khác. Vậy nhưng, trải qua hàng trăm ngàn biến cố đó, cho tới ngày nay dân tộc Do Thái vẫn tồn tại và rất hùng mạnh, đủ sức ảnh hưởng đến toàn nhân loại. Họ vẫn tìm mọi cách để trở về với quê cha đất tổ của một ngàn năm trước, nơi mà hàng chục thế hệ người Do Thái thậm chí còn không được biết tới.
Vậy thì điều gì? Điều gì đã giúp dân tộc ấy kiên trung đến như vậy? Điều gì đã giúp họ luôn nhớ đến họ là người Do Thái, mang trong mình dòng máu Do Thái và không bao giờ bị đồng hoá bởi các văn hoá lai căng khác sau hàng ngàn năm trôi qua? Chỉ cần được dạy dỗ bằng những triết lý của người Do Thái, được học theo giáo lý của Đạo Do Thái, được tìm hiểu về những phong tục, tập quán của người Do Thái, thì khi lớn lên nó sẽ là người Do Thái cho dù nó được sinh ra ở bất cứ đâu? Và chỉ có Văn Hoá, Văn Hoá mới có đủ sức mạnh to lớn giúp nuôi dưỡng cả một dân tộc trong suốt hàng ngàn năm biến cố. Có thể nhớ rằng họ là ai? Nhớ rằng họ đã có một quá khứ hào hùng thế nào và giúp họ có thể đoàn kết phục hưng và xây dựng lại cơ đồ của tổ tiên họ, Tất cả đều nằm ở hai chữ VĂN HOÁ.
Việt Nam chúng ta cũng từng bị đô hộ, cũng từng bị áp đặt chính sách “ đồng hoá “ bởi những nền văn minh, văn hoá rất mạnh như Trung Hoa nhưng dân tộc này còn trường tồn, và hiện hữu đến bây giờ chính là nhờ Văn Hoá mà các thế hệ tiền nhân đã gây dựng. Văn hoá là để chúng ta biết chúng ta là ai? Biết chúng ta giống nhau ở điểm gì? Và khác với những nhóm người khác ở điểm gì? Văn hoá tạo cho chúng ta cách ứng xử như thế nào? Văn hoá cũng là kết tinh, hội tụ sức mạnh để duy trì nòi giống.
Chúng ta, không chỉ cần phát triển mạnh về vật chất, về kinh tế mà còn cần phát triển về sức mạnh tinh thần tương xứng, và “một dân tộc vứt bỏ hoặc quay lưng với lịch sử văn hóa của mình thì không chỉ không thể phát triển được, mà rất có thể tương lai còn phải hứng chịu bi kịch của lịch sử”.
Văn hoá còn thì dân tộc còn, ngược lại thì như lời cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng : “ “Tôi nhớ trước đây có một vị tiền bối nói là văn hóa nói lên bản sắc của một dân tộc, văn hóa còn dân tộc còn, văn hóa mất thì dân tộc mất”.

TIN TỨC LIÊN QUAN

3 bước đơn giản để bắt đầu xây dựng nguồn thu nhập thụ động của bạn ngay hôm nay!

Bạn biết không? Tuần này là sinh nhật của tôi. Và tôi cảm thấy hơi phấn khích, hơi căng thẳng,...

Bước DUY NHẤT bạn cần để bắt đầu đầu tư bất động sản

Bước ‘Duy Nhất’? Thật sự? Chỉ một thôi sao? Vâng. Thực sự chỉ có một bước bạn cần thực hiện để bắt...

HELOC (Dòng tín dụng thế chấp nhà) là gì?

HELOC (hạn mức tín dụng thế chấp nhà) là hạn mức tín dụng luân chuyển sử dụng vốn chủ sở...

Sự gia tăng giá trị trong bất động sản là gì?

Đầu tư vào bất động sản có nghĩa là bạn phải biết nhiều thuật ngữ, bao gồm cả sự tăng...

Khấu hao trong bất động sản là gì?

Bạn có thể đã nghe nói về khấu hao thiết bị và các mặt hàng khác trong kinh doanh, nhưng...

079.247.58.58