Nhật Bản không bất chấp tất cả để làm du lịch.
Dạo gần đây, du lịch Nhật Bản có một vài nước đi mà trong mắt của không ít du khách, là… đi vào lòng đất.
Nổi tiếng nhất là vụ căng 1 tấm bạt đen cao khoảng 2 mét, dài 20 mét chắn hoàn toàn góc view núi Phú Sĩ và cửa hàng tiện lợi Lawson – một góc check-in khá nổi tiếng trên mạng xã hội trong thời gian gần đây.
Cũng liên quan tới núi Phú Sĩ thì kể từ 1/7 Nhật áp dụng lệnh hạn chế số lượng người leo núi trong ngày ở mức 4.000 người và thu phí 2.000 yên/ 1 người leo núi. Trước đây, trung bình mỗi ngày có tới 7.000 người rồ:ng r:ắn kéo nhau lên đỉnh Fuji.
Trong khi đó tại Kyoto, kha khá người còn chưa có dịp check-in những góc huyền thoại trong phố cổ Gion thì tỏ ra lo lắng khi chính quyền thành phố đưa ra lệnh cấm du khách b:én mảng tới một vài khu vực nằm trong phố cổ và thậm chí không cho khách nước ngoài vào một số quán trà đạo nổi tiếng. Những địa điểm c:ấ:m du khách ở Kyoto có 1 điểm chung đều là nơi mà các Geisha và Maiko hoạt động khá nhiều.
Trên mạng, không ít du khách chê Nhật không biết cách làm du lịch. Trong khi nhiều quốc gia phải v:ắt ó:c vẽ thêm hoạt động để thu hút thêm du khách thì Nhật làm điều ngược lại: Họ phong toả tầm hoạt động của du khách.
Quan sát các cuộc thảo luận trên nhiều diễn đàn đều thấy có một luận điểm xuất hiện khá nhiều: Nhật là nơi yêu cầu du khách phải “nhập gia tuỳ tục”, chứ họ không sẵn sàng thay đổi bản thân, thay đổi những thói quen chỉ để du khách cảm thấy thoải mái như đang ở nhà. “Feel like home” là điều mà khá nhiều quốc gia làm du lịch đang hướng tới, nhưng Nhật thì không.
Du lịch Nhật đã ở cái vị thế mà họ có quyền sàng lọc khách du lịch. Nhật Bản ghi điểm trong mắt phần đông du khách nhờ sự bình yên, gọn gàng, quy củ. Tại vô số những địa điểm du lịch nổi tiếng, b:ất ch:ấp sự đông lên trông thấy của khách du lịch, cũng không có bất kỳ hoạt động nào được vẽ thêm để x2, x3,14 số lượng người ghé thăm.
Không có quá nhiều khách sạn fancy, mới mẻ nào mọc lên, không có chuyện quán café, nhà hàng mở ra ồ ạt. Đến Nhật, trải nghiệm phổ biến bậc nhất là ghé thăm những nhà hàng, lữ quán đã nằm ở đó 100 năm, 200 năm. Bước vào trong, đập vào mắt sẽ là những bức ảnh được chụp từ những năm 50, 60 và nếu nhìn kĩ, bạn sẽ thấy nó chẳng khác tẹo nào so với hiện tại cả.
Người Nhật sẽ đón tiếp bạn bằng những giá trị “cây nhà lá vườn”, chứ họ không sẵn sàng chạy ra chợ mua thêm 1 bát phở vì bạn là khách Việt Nam, cũng không quá cố gắng nói tiếng Anh trôi chảy vì dạo gần đây có nhiều khách Mỹ ghé thăm.
Nhật được yêu thích vì sự bình yên và họ thích du khách cảm nhận nước Nhật theo cách đó. Một Kyoto bình yên, lặng lẽ, cổ kính, trầ:m mặc là hình ảnh đã được ngưỡng mộ suốt cả trăm năm qua và người Nhật sẽ nỗ lực bảo tồn điều đó.
Cre: Thạch Long (Street lover)